LÝ DO CẦN PHẢI KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI CHẶT CHẼ
Thường thì nồi hơi được dùng trong các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo, muc đích để sấy sản phẩm. Còn một số nhà máy sử dụng nồi hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy nước giải khát, nhà máy nước mắm, tương hay dầu thực vật... Nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của lò hơi: tùy vào cấu tạo của từng loại mà nồi hơi sử dụng các nhiên liệu như: củi, than, dầu, khí ga…để đun sôi nước…Mức độ nguy hiểm của nồi hơi là rất lớn do nồi hơi làm việc ở áp suất và nhiệt độ cao. Nếu như nồi hơi không đảm bảo các điều kiện an toàn do thiết kế, chế tạo và vận hành thì rất dễ xảy ra những tại nạn lao động đáng tiếc. Vì vậy trong danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (theo thông tư 32/2011 – LĐTBXH) thì nồi hơi là thiết bị xếp vị trí số một về mức độ nguy hiểm.
Đôi nét về kiểm định nồi hơi
Nồi hơi là một trong những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Được quy định cụ thể tại Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 hướng dẫn kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Tại sao phải kiểm định nồi hơi?
- Kiểm định nồi hơi là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh các rủi do đáng tiếc xảy ra.
- Ngoài ra kiểm định nồi hơi đảm bảo an toàn, giảm thiểu những thiệt hại trong sản xuất cho doanh nghiệp.
- Thông qua kết quả kiểm định từ đó khắc phục các hư hại, bảo trì, sữa chữa để nồi hơi hoặt động hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả làm việc trong quá trình sản xuất.
Công tác kiểm định an toàn nồi hơi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn.
- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong.
- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng nồi hơi.
- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.
Thời hạn kiểm định định kỳ nồi hơi: là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 02 năm một lần.
Chi phí kiểm định nồi hơi: phụ thuộc vào khả năng sinh hơi (công suất) của nồi hơi
Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng trong quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi. Bao gồm những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sau:
- TCVN 7704: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
- TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
- TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước).